Với nụ cười thân thiện, hãy đặt niềm tin vào chúng tôi

 

Tra cứu bưu phẩm, bưu kiện

 



 



Tin tức

 

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu chịu lỗ để giữ khách hàng


12/10/2022

 Chi phí vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu tăng liên tục, trong đó phương thức vận chuyển bằng đường hàng không tăng gấp 10 lần so với trước dịch.

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cho biết đang gặp nhiều khó khăn, thậm chí thua lỗ khi các chi phí tăng cao.

Tại tọa đàm bàn cách giảm chi phí xuất nhập khẩu hôm 6/4, đại diện một doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở TP HCM đánh giá đại dịch Covid-19 bùng phát và tình hình chính trị thế giới đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu. Đặc biệt, giá dầu thế giới biến động làm cho chi phí vận tải, logistics tăng cao khiến khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam giảm.... Để duy trì mối quan hệ làm ăn với khách hàng công ty đã phải chịu lỗ.

Cùng quan điểm, ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) nêu thêm, rất nhiều đơn hàng nhập khẩu của công ty phải chậm lại vì chi phí vận chuyển tăng "sốc".

Trong đó, giá cước vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không tăng 3-4 lần, thậm chí có thị trường tăng 5-6 lần so với trước dịch Covid-19. Gần đây nhất, giá cước vận chuyển hàng hóa từ các cảng hàng không châu Á đi Mỹ tăng đột biến từ 1-1,8 USD một kg năm 2019 lên 8-10 USD trong 2021 và có lúc lên 17-18 USD một kg. Còn với đường biển, giá cước vận tải cũng tăng gấp 5 lần so với trước dịch. Gần đây, phí chuyên chở container tiếp tục được nhiều hãng tàu thông báo điều chỉnh tăng đến 20%. Chi phí xuất nhập khẩu tăng cao làm nhiều doanh nghiệp không còn đủ lực để cạnh tranh.

"Với mức giá trên hàng hóa xuất nhập khẩu dường như không có lời vì chi phí vận chuyển ăn mòn lợi nhuận. Trong khi đó để giữ chân bạn hàng nhiều doanh nghiệp vẫn phải xuất bán sản phẩm", ông Johnathan Hạnh Nguyễn nói.

 
Bốc xếp, vận chuyển hàng hóa tại cảng Cát Lái, TP HCM. Ảnh: Thành Nguyễn

Bốc xếp, vận chuyển hàng hóa tại cảng Cát Lái, TP HCM. Ảnh: Thành Nguyễn

Ông dự báo giá dầu thế giới sẽ còn biến động, ảnh hưởng đến vận tải trong xuất nhập khẩu. Từ thực tế đó, ông mong muốn các ngành chức năng, nhất là hải quan tiếp tục đồng hành và có những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu vượt khó. Ngoài việc phải minh bạch các thủ tục, hải quan nhanh chóng xây dựng và sử dụng các hệ thống trao đổi điện tử các dữ liệu với doanh nghiệp và các cơ quan liên quan, trên nền tảng mạng một cửa quốc gia sẵn có và tiến tới phần mềm hải quan miễn phí.

Chia sẻ với doanh nghiệp, ông Đào Duy Tám, Phó cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) cho rằng, tiếp tục đẩy mạnh số hóa, cải cách hành chính sẽ cắt giảm thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.

Cục Hải quan TP HCM đưa ra 3 giải pháp xây dựng mô hình làm việc tập trung, khép kín, thực hiện thủ tục hải quan 24/7 trên cơ sở thiết lập kênh trao đổi thông tin riêng giữa cơ quan Hải quan - Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn - doanh nghiệp.

Đồng thời, hải quan sẽ bố trí khu vực xếp hàng hóa riêng, có phương án giao nhận hàng hóa tại cầu cảng và phân luồng di chuyển riêng cho xe chở container của các doanh nghiệp. Đồng thời, ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng hệ thống giám sát trực tuyến quá trình làm thủ tục hải quan - giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và đánh giá mức độ hài lòng với công chức và cơ quan hải quan.

 

Các tin khác

 

  • Quỹ đầu tư WP góp vốn 200 triệu usd vào Vingroup
  • IMF cảnh báo 'điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến' với kinh tế thế giới
     
    •  Phòng 402 - Housing Tower - ngõ 107 Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Hà Nội
    •  +84-4-6290 1011